Danh Mục Phế Liệu Được Phép Nhập Khẩu Vào Việt Nam Mới Nhất 2022

Tổng quan về tình hình nhập khẩu phế liệu ở Việt Nam

Với nhu cầu sản xuất và tái chế vô cùng lớn, các doanh nghiệp thu mua phế liệu ở Việt Nam đã và đang nhập khẩu số lượng lớn phế liệu vào đất nước mỗi năm. Trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp phế liệu với quy mô đa dạng, thực hiện đầy đủ các quy trình trong thu mua và tái chế phế liệu với chất lượng khác nhau. 

Một số yếu tố cần được chú ý khi nhập khẩu phế liệu bao gồm:

Khả năng tái chế của phế liệu

Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người của phế liệu hoặc quá trình tái chế phế liệu

Cơ sở vật chất của doanh nghiệp đảm bảo khả năng xử lý chất thải và tái chế phế liệu

Trước đây, với việc lợi dụng những lỗ hổng trong luật pháp, các doanh nghiệp đã đưa rất nhiều loại phế liệu bất kể chất lượng, tình trạng, khả năng tái chế,… vào Việt Nam vì lợi nhuận và những lợi ích kinh tế khác. Để ngăn chặn tình trạng này, chính phủ đã đưa ra rất nhiều quy định và điều luật để đảm bảo tất cả các loại phế liệu được nhập khẩu trong tầm kiểm soát. 

Bên cạnh những quy định về quy trình nhập khẩu phế liệu, các doanh nghiệp còn cần tuân thủ danh mục phế liệu được phép nhập khẩu hoặc bị cấm nhập khẩu để tránh trường hợp lô hàng đến cảng bị yêu cầu mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, gây tổn thất tài chính và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nhé. 

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, có hơn 5000 cơ sở thu mua phế liệu lớn nhỏ, với mục tiêu thu mua tập trung, phân loại phế liệu, tái chế và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác. Tùy theo khả năng tái chế và mức độ an toàn với môi trường mà phế liệu được chia thành hai nhóm: danh mục phế liệu được phép nhập khẩu và bị cấm nhập khẩu. 

Tuy nhiên, với số lượng rác thải và phế liệu có thể tái chế được thải ra mỗi năm trên lãnh thổ đất nước, các doanh nghiệp cần nhập khẩu hàng tấn nhựa, thép công nghiệp,… để đảm bảo nhu cầu tái chế và nguồn nguyên vật liệu tái chế cho các ngành công nghiệp luyện kim, xây dựng, sản xuất ô tô,… Hiện nay, chính phủ đã cho phép một số doanh nghiệp thu mua phế liệu có đầy đủ điều kiện và cơ sở vật chất để tái chế phế liệu có khả năng mua bán quốc tế với những loại phế liệu có tên trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.

Nhập khẩu phế liệu cung cấp nguồn nguyên liệu tái chế cho các ngành công nghiệp

Điều kiện để được nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam

Để được phép nhập khẩu các loại phế liệu vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp cần đáp ứng một số quy chuẩn ngặt nghèo của chính phủ để đảm bảo an toàn cho môi trường và con người như:

Có hệ thống kho bãi (có quyền sở hữu hoặc đồng sở hữu, hoặc thuê có giấy tờ đầy đủ) dành riêng cho việc tập kết phế liệu, đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường

Nắm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu hoặc bị cấm trong từng giai đoạn

Có hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ để tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu cho sản xuất

Có các phương án, giải pháp xử lý phế liệu đầy đủ, đạt quy chuẩn kỹ thuật, có khả năng xử lý chất thải từ quy trình sản xuất 

Chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trườngĐối với những loại phế liệu được phép bán vào thị trường Việt Nam để phục vụ mục đích tái chế, cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác, cần đảm bảo các tiêu chí sau:

Có khả năng tái chế cao, an toàn với môi trường

Trong quá trình tái chế không được phép thải ra môi trường các chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Trước khi được phân loại, tái chế thì không gây hại đến môi trường tự nhiên

Để có thể biết được loại phế liệu nào đáp ứng được những yêu cầu trên, các bạn có thể tham khảo danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo quyết định số 28/2020/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về lĩnh vực thu mua và nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về Việt Nam làm nguyên liệu sản xuất, chế tạo,…

 

0919.943.888