Khối lượng riêng của đồng và các thông tin quy chuẩn mới nhất

Tổng quan về đồng

Đồng là một loại kim loại có độ dẻo cao, độ dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Màu sắc đặc trưng của loại vật liệu này là màu đỏ cam. Trong tự nhiên, đồng xuất hiện ở dạng kim loại có thể sử dụng trực tiếp và không cần khai thác mỏ quặng. Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng, đây là loại vật liệu thường dùng trong các dây điện, dây cáp, dây điện thoại, vật liệu xây dựng,… 

Hợp chất đồng có tính độc, gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người. Ở dạng bột, hợp chất này có khả năng gây cháy. Các hỗn hợp muối đồng thường có màu xanh lam. Để xác định loại hợp chất đồng, cần tính được khối lượng riêng của đồng. 

Đặc điểm của đồng

Cũng như những loại kim loại khác, đồng có những tính chất vật lý cơ bản như:

Độ cứng và độ bền cao khi biến dạng nguội

Hóa lỏng khi nung chảy

Có khả năng chống ăn mòn tốt

Nhiệt độ nóng chảy cao

Mức giá đồng trên thị trường vô cùng cạnh tranh

Ứng dụng của đồng trong đời sống

Đồng và nhôm là hai kim loại phổ biến nhất trong đời sống hiện nay. Với những ưu điểm vượt trội, loại vật liệu này có những vai trò quan trọng trong đời sống có thể kể đến như:

Làm dây điện, dây cáp, lõi dây điện thoại

Nguyên liệu làm que hàn trong cơ khí

Muối đồng được dùng làm sạch nước và sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Đúc tượng

Nguồn từ của nam châm điện

Sản xuất động cơ điện, động cơ hơi nước, rơ le điện, chuyển mạch,…

Làm ống chân không, ống tia âm cực trong các đồ dùng nhà bếp

Sử dụng làm tay nắm cửa và các vật liệu khác trong gia đình

Sản xuất tiền kim loại

Làm nhạc cụ, ứng dụng trong y tế và sản xuất tàu thủy

Các loại đồng phổ biến nhất trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đồng với chất lượng, cấu tạo và đặc điểm khác nhau. Tùy theo chất lượng và chủng loại mà mức giá thu mua phế liệu đồng cũng khác nhau. Do đó, quý khách hàng nên nắm rõ cách phân biệt các loại đồng này. 

Đồng thau: Đây là hợp kim của đồng với hai thành phần chủ yếu là đồng và kẽm với lượng kẽm không quá 45%. Những loại đồng vàng có hàm lượng Cu từ 88 – 97% thì có tính chất gần nhất với đồng nguyên chất. Nhiệt độ nóng chảy của đồng thau dao động từ 900 – 940 độ C tùy thuộc vào hàm lượng kẽm. 

Đồng thanh: Là hợp kim của đồng với các nguyên tố khác ngoại trừ kẽm. Những loại đồng này có khả năng chống ăn mòn nước biển, dễ cắt gọt và gia công không biến dạng.

Quá trình sản xuất đồng 

Có rất nhiều cách sản xuất nguyên liệu đồng cung cấp cho nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu hai phương pháp phổ biến nhất là sản xuất đồng tự nhiên và tái chế đồng. 

Sản xuất đồng tự nhiên: Đồng được khai thác hoặc chiết tách từ muối đồng sulfua hoặc các mỏ đồng porphyr khai thác lộ thiên ở một số nước trên thế giới. 

Sản xuất đồng tái chế: Đồng không bị giảm chất lượng dù ở dạng thô hay làm nguyên liệu trong các sản phẩm khác, nên loại vật liệu này vô cùng dễ tái chế. Mức giá thu mua đồng phế liệu hiện nay dao động từ 65.000 – 215.000 VNĐ/kg. Sau khi được thu mua, đồng phế liệu được nung trong lò cao hoặc tinh chế mạ điện trong bể acid, sau đó đúc thành billet và ingot. 

Khối lượng riêng của đồng và các thông tin quy chuẩn mới nhất

Khối lượng riêng của một chất là mật độ khối lượng của chất đó trên một đơn vị thể tích. Giá trị này được tính bằng thương số của khối lượng với thể tích của vật. Đơn vị của khối lượng riêng là kg/m3 hoặc g/cm3. Công thức tính khối lượng riêng là: D = m/V.

Dựa theo công thức trên, khối lượng riêng của đồng là 8.96 g/cm3

Một số thông tin quy chuẩn khác của đồng bao gồm:

Số hiệu nguyên tử: 29

Ký hiệu nguyên tố: Cu

Nhiệt độ nóng chảy: 1085 độ C

Nhiệt độ sôi: 2562 độ C

Trọng lượng nguyên tử: 63,546

Cấu trúc tinh thể: Lập phương tâm diện

Nhiệt dung riêng: 380J/kg.K

 

0919.943.888